TRỞ VỀ NGUỒN CỘI
Trước khi tiếp tục viết về tháng ngày ở Đệ tử Huế, Vũng Tàu …,
tôi sực nhớ đến trong tháng 5 vừa qua, Nhà Dòng có thánh lễ khai mạc năm chuẩn
bị mừng 50 năm Phụ tỉnh Đông Dương được nâng lên hàng Tỉnh Dòng (1964 – 2014).
Thì ra chuyện nhà đệ tử chúng ta hồi đó bị xáo trộn liên tục trong 5 năm, từ 64 đến 69 là do cái sự nâng cấp này. Quan trọng nhất là từ đây, Tỉnh Dòng phải có ngân sách độc lập. Vì
vậy Nhà Dòng đã đầu
tư lập các cơ sở sản xuất, như khai hoang lập nông trại cả trăm mẫu ở Phú Dòng, Fyan, trại gà
Scala Đà lạt… ít thì cũng khoảng chục mẫu ở Mai Thôn - bán đảo Thanh Đa .. Rồi sau đó phải chịu rất nhiều mất mát, phỏng chừng mất gần hai phần ba!!…
(xem thêm www.chuacuuthe.com/2010/08/06/dcct-việt-nam-thời-cha-leo-le-trung-nghia-1975-1981).
(xem thêm www.chuacuuthe.com/2010/08/06/dcct-việt-nam-thời-cha-leo-le-trung-nghia-1975-1981).
Lại thêm sang năm Nhà Dòng cũng sẽ kỷ niệm 90 năm (1924
-2014) Dòng Chúa cứu thế được lập ở Việt Nam. Nhưng đặc biệt nhất là trong năm
nay, mãi cho đến hôm nay, Hội đồng quản trị Tỉnh Dòng Việt Nam mới chọn được Đấng
bảo trợ cho Tỉnh Dòng Việt Nam – là Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Chúng ta cầu xin Mẹ
HCG, nếu là ý Chúa, mong sao thời gian thử thách sẽ mau qua để Nhà Dòng nhận lại được những gì đã mất mà làm phương tiện phát triển ...
sinh học Đà Lạt, nhưng vẫn còn lưu lại khẩu hiệu" Copiosa apud eum redemptio"
Sau 1975, ở
Việt Nam không còn Dòng tu nào được hoạt động ở cấp đệ tử tuổi thiếu niên. An
Phong học viện ở Thủ Đức cũng chỉ ráng được thêm 3 năm (25.1.1978) do cha Giuse
Nguyễn Tiến Lộc phụ trách. Quả là định mệnh, lớp đệ tử chúng ta là lớp cuối
cùng vào năm 1975 đã đi đến hết thời sinh viên dự tập, tổng cộng 12 năm, mà sau
này không còn có một chương trình đào tạo nào như thế, có muốn cũng không được
(!)
Nhân đây, tôi cũng xin phép lạm bàn về sinh hoạt cựu đệ tử thời
gian qua. Các anh hay nói nửa thật nửa đùa anh em cựu đệ tử là anh em DCCT tuyến 2, rồi lại là anh
em "tu ngoài viện" ... Thật ra đó là chỉ là cụm từ nói đùa. Đời sống tu sĩ độc thân không có cách chi giống với đời sống vợ chồng. Thậm chí kỷ niệm ngắn ngủi của một, hai năm sống dưới mái nhà Đệ tử chưa thể gọi là đã nếm trải cuộc sống tu trì. Theo tôi cứ giữ i nguyên cái tên "Hội Cựu Đệ tử
DCCT" mà Cha Larouche đã dành nhiều tâm trí cho việc thành lập và
duy trì Hội Cựu đệ tử DCCT trong một thời gian dài sau khi cha già thôi chức
giám đốc ở Huế. Tôi còn nhớ về cha già khi ba tôi cho đi theo đến nhà Dòng Kỳ đồng thăm “ông nội”, là một ông cố tây có bộ râu trắng phau như ông già Noen
nói tiếng Việt giọng Huế. Tiếc là sau cha Larouche, chưa có cha nào “xung
phong” hoặc “tình nguyện” làm công việc này. Ông Trần Văn Tín, ba của anh Trần Minh Anh lớp chúng ta và anh Tuấn lớp trên và Việt lớp dưới, cũng đã đứng ra nhận lãnh trách nhiệm được một thời gian sau khi cố Hiền qua đời. Số cựu đệ tử, cựu tu sĩ DCCT tính
ra cho đến nay, rất là đông, có thể nói là cả ngàn người, chưa kể bầu đoàn thê
tử của họ … ("Ngươi có tài đếm được chúng
không?" - KN, 15, 5).
Sau năm 1975, nhiều anh em cựu đệ tử DCCT mong muốn được sinh hoạt trở lại với nhau, thu hút thêm các "cựu thầy trợ sĩ" và "cựu linh mục". Bởi vì suy cho cùng, tất cả những ai nhận mình là con cái của "Mẹ Nhà dòng" (cha Phan Thiện Ân nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong bài giảng kỷ niệm Ngọc Khánh khấn dòng của cha). Cho đến nay, dù có những lúc trắc trở gián đoạn vài kỳ, nhưng cứ đến Chúa nhật đầu tháng anh em lại tụ về Nhà Dòng để cùng nhau dự thánh lễ chung với nhau, chí ít cũng có dịp một hoặc vài lần trong năm, vào những ngày lễ của Nhà Dòng. Một số anh tham gia cộng tác vài công việc mục vụ của Nhà Dòng, thường xuyên hay đoản kỳ. Nhưng do cơ cấu lỏng lẻo mà không có sự tham gia của các anh em của những lớp sau 75, khoảng 30 năm, là 30 lớp ...
Vậy Hội Cựu Đệ tử Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam nên chăng được tiếp tục phát huy sau một thời gian dài ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét