Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Ngày 41 - ĐƯỜNG LÊN NÚI SỌ

CON ĐƯỜNG THEO CHÚA LÀ ĐƯỜNG LÊN NÚI SỌ

Tên thánh Phanxico Xavie bổn mạng lớp chúng ta cũng là tên Tỉnh Dòng Tên Việt Nam, được chọn vào ngày 14/7/2007. Chúng ta cũng có thể thấy trong lịch sử Giáo hội La Mã đã từng xảy ra những thời kỳ đen tối. Năm 1773, Dòng Tên bị Giáo triều Roma giải thể trên toàn thế giới, khiến cho Dòng Tên đã vào đến Việt Nam từ đầu năm 1615, trụ cho đến năm 1773, được 158 năm, mà phải "rút quân" toàn bộ, nhường lại chỗ cho các cha Dòng Đa Minh. Tính "đa quốc gia" của Dòng Tên đã có từ thời đó với 155 tu sĩ thuộc 20 quốc tịch khác nhau. Đầu tiên là 3 tu sĩ theo các tàu buôn phương tây đổ bộ đến cửa Hàn, vào phố Hội An ngày nay, nơi có cộng đồng người Nhật theo đạo Công giáo sinh sống, nhưng về sau bị Chúa Nguyễn Đàng Trong đàn áp. Vì vậy mà mà đến năm 1627, cha Alexandre de Rhodes chọn Cửa Bang ở Thanh Hóa mà truyền giáo, cùng với cha Pedro Marquez xây dựng Giáo hội Đàng ngoài dưới thời Chúa Trịnh. Trong thời gian hơn 100 năm đó, Dòng Tên chỉ đào tạo được 33 tu sĩ người Việt, cho thấy sự cẩn trọng hết sức của Dòng. Chủ trương của Dòng là dành thời gian thâm nhập vào hàng ngũ trí thức và quan lại, vì cho rằng đây là giai cấp cai trị có ảnh hưởng quan trọng, vì vậy 12 tu sĩ đã vào làm việc trong triều đình, đàng Trong lẫn đàng ngoài, ghi nhận có 12 tu sĩ làm việc ở Thái Y Viên và Khâm Thiên Giám của các Chúa Nguyễn Đàng Trong.

Ví dụ khi xem lịch sử Dòng Tên, ngày nay ở Việt Nam, ngoài thói quen gọi các cha Dòng Tên - les Jésuites, thì gọi là các Giêsu hữu - những người bạn của Đức Giêsu. Quyển tự điển Việt La Bồ cũng được soạn trong thời gian đó.

Mãi đến năm 1814, nghĩa là đầu thế kỷ 19, mất 2 thế kỷ, sai lầm của giáo triều Vatican mới được sửa chữa dưới giáo triều của Đức Giáo Hoàng Piô VII, bằng sắc lệnh Sollicitudo Omnium Ecclesiarum, Dòng Tên mới được lập lại trên toàn thế giới. Rồi đến năm 1957, Dòng Tên mới vào lại Việt Nam, thật ra là do chính quyền Cộng sản Trung quốc trục xuất vào năm 1949. Nhóm anh em đầu tiên trở lại Việt Nam đã lập trụ sở tại 161 Yên Đỗ nay là Lý Chính Thắng, gọi là cộng đoàn thánh Ignatiô. Sau này giới trẻ thường gọi là Trung Tâm Đắc Lộ vì là nới thu hút các sinh hoạt văn hóa và giáo dục phù hợp với các sinh viên. Có thư viện cho sinh viên đến đọc sách và học thi vì khung cảnh yên tĩnh. Bên cạnh có tư vấn hướng nghiệp cho bạn trẻ, do cha Elizalde (người Tây Ban Nha), gọi là cha Thành. Rồi hình thành foyer Đắc Lộ làm lưu học xá cho các sinh viên ở xa, rồi một số cha dạy ở các trường đại học, Y khoa, Văn Khoa .. Cho nên sinh hoạt càng hấp dẫn mà lại có chiều sâu. Đến năm 1970, nhà Dòng có một quyết định táo bạo, lấy nhà nguyện để làm phim trường cho Trung Tâm truyền hình giáo dục Tráng niên Đắc Lộ. Một nhà nguyện khác sẽ xây một năm sau đó để cho các bạn trẻ. Nhưng bão táp lại đổ ụp xuống Trung tâm Đắc Lộ và Cộng đoàn Y Nhã. Tan tác. Cuối năm 1975, các cha Dòng tặng cho chính quyền thành phố Khu vực Truyền hình Đắc Lộ. Năm 1978, toàn bộ khu vực phục vụ sinh viên bị đóng cửa và bị tịch thu, trở thành tòa soạn báo Tuổi trẻ và nhà xuất bản Trẻ. Do có giấy cho mượn nhà để làm cơ sở của Ủy Ban Phát thanh và truyền hình phía Nam, sau đổi tên là Viện Nghiên cứu và phát triển PT-TH, cho nên Nhà Dòng đã nhận lại được khu vực này, bao gồm cả khu vực thư viện - âu cũng là có phần may mắn, chứ không như toàn bộ An Phong Học Viện Thủ Đức và Học viện DCCT ở Thủ Đức phải đóng cửa và trưng dụng làm bệnh viện Thủ Đức, còn sân banh thì bị người dân sống chung quanh lấn chiếm ... Nhớ lại những lần đi thăm các cha thầy Dòng Tên ngày đó, cha Chính, cha Quí, thày Đạt (nay là Giám mục Bắc Ninh), thầy Lai, thày Tình, thày Nghĩa .. (nay đều là cha) .. rồi đến thăm các cha DCCT, cha Đào, cha Quang ...tá túc ở dãy nhà ngủ trên tầng lầu Đại chủng viện thánh Giuse ... giống như là đi tỵ nạn, trông rất tang thương. Một số thì ở tù. Vậy mà họ vẫn vui vẻ chịu đựng ... quả là ... con đường thập giá theo Chúa: "Đầy tớ thì không thể hơn thầy" !!



  

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Ngày thứ 42 - GIỜ ĐỌC SÁCH


 GIỜ ĐỌC SÁCH

Trong đời sống của một cộng đoàn nhỏ, theo tôi, có một nếp sinh hoạt rất thú vị và bổ ích, đó là nghe đọc sách trong giờ ăn.

Trong 8 năm sống dưới mái nhà đệ tử, nếu tôi làm biếng không đọc bất cứ sách nào, thì tôi cũng có thể nói là mình đã nghe đọc khoảng 20 quyển sách các loại, trong đó có vài quyển tiếng Pháp. Ký ức còn ghi lại: Từ chuyện hạnh các thánh như "Các phép lạ của Thánh Giê ra đô", "Chuyện ông thánh An Tôn", cho đến các chuyện về những mẫu gương sống hy sinh quên mình như "Bác sĩ Tom Dooley", kể cả những chuyện mang màu sắc điệp báo ly kì như "Ai giết tướng Nguyễn Bình" .... Thường thì sách do các cha trong Ban Giám đốc chọn. Cũng có thể các anh lớp lớn hoặc ban Điều hành xin phép cha Giám đốc cho đọc. Người đọc được quyền mượn sách mà mình sẽ đọc để xem trước.

Nói hơi lạc đề một chút ... Nhờ câu chuyện về bác sĩ Tom Dooley mà vào năm 2001, khi tôi được các cha dòng Holy Cross (CSC) của trường đại học Notre Dame ở South Bend của bang Indiana, Mỹ cho ở mấy tháng để nghiên cứu về Luật và Truyền hình, ngày nào tôi đi bộ từ Đài Truyền hình TV-NDU về nhà học viện Moreau cũng phải đi ngang qua hang đá Đức Mẹ. Trước hang đá có một tấm bia nhỏ ghi tên bác sĩ Tom Dooley với vài giòng chữ ... là cựu sinh viên của NDU vào năm 1940, trở thành bác sĩ Hải quân và đã tham gia vào chương trình giúp dân Việt Nam di cư từ miền Bắc xuống miền Nam sau khi hiệp định Geneve ký kết 1954. Ông đã chết ở Hong Kong vào tháng 1,1961 vì ung thư (xin xem thêm lá thư của ông viết năm 1960 gửi cho cha viện trưởng Đại học Notre Dame - rất cảm động! (http://archives.nd.edu/research/texts/dooley.htm).

Cũng như chuyện tướng Nguyễn Bình ...

Tôi thấy những gì đã xảy ra không phải tình cờ ... có những việc tưởng là bình thường trôi qua .. nhưng rồi lại có lúc được nhắc lại, cho dù là đi đến nửa vòng trái đất, thế mà lại có liên hệ với nhau một cách mật thiết, đến đổi làm cho ta bồi hồi xúc động. Đôi lúc, tôi bị níu chân lại bên hang đá Đức Mẹ, đứng lặng im và hồi tưởng câu chuyện được kể lại về người dân bôn ba trên con tàu .. rồi 1954 ... rồi 1975 .. 19 ... những phận đời long đong ... Rồi nhớ đến bài thánh ca "Phó Thác' của cha Đặng Văn Đào. Tôi cũng thấy lại Giờ đọc sách này vào những ngày tôi xin ở lại trong nhà chủng viện Moreau. Sao giống nhau quá! Chắc đây là một trong những phương thức đào tạo phổ quát ở các dòng tu chăng?

Giờ điểm tâm thì không có đọc sách vì ăn nhanh. Cơm trưa và cơm tối thì có đọc sách. Thời gian mỗi lần nghe đọc sách khoảng mười phút (10').Vào những ngày tỉnh tâm (cấm phòng) thì trọn buổi cơm.

Tùy chủ trương của "Ban Điều hành" mỗi năm, người đọc sách được cắt phiên theo thứ tự của một nhóm chuyên đọc được lựa chọn theo tiêu chuẩn có giọng đọc tốt, nhưng thường là các anh lớp lớn đều phải trải qua phiên đọc sách của mình để có dịp rèn luyện giọng đọc.

Khi mọi người đã có mặt đông đủ ở nhà cơm. Mọi người vẫn ở tư thế đứng bên cạnh chổ ngồi của mình ở bàn ăn và giữ im lặng. Khi cha phụ trách (trực) vừa dứt tiếng làm dấu thánh giá, người đọc sách sẽ đọc một đoạn ngắn kinh thánh. Rồi mọi người ngồi xuống bên bàn ăn với thức ăn, chén dĩa đã được dọn. Tiếng muổng, nỉa khởi động hơi ồn, Cho nên người đọc sách sẽ ngôi yên trong ít phút ở bục gổ có gắn micro đặt vị trí ngay giữa nhưng sát vào tường của nhà ăn.

Nguồi đọc sách lúc nào cũng nhắc lại tựa sách, rồi đọc tiếp phần đã đọc buổi hôm trước. Người đọc có thể diển tả cảm xúc của mình ở những đoạn cao trào, hoặc lơi chậm theo tâm tình của tác giả ... nhưng vẫn phải giữ cường độ của giọng đọc, rõ chữ với tốc độ vừa phải. Có những đoạn gây phản ứng nơi người nghe, như tiếng cười hay tiếng ồ ngạc nhiên, khi đó người đọc sẽ ngưng một chút rồi mới đọc tiếp.

Khi cha phụ trách nghe tiếng muổng, nĩa khua rào rào trên đĩa thủy tinh acoroc, là cha biết các chú ăn đến món canh, sắp xon bửa cơm, cha liền lắc chuông nhỏ cầm tay. Người đọc sách ngưng đọc. Cha sẽ có vài nhận xét gọn nếu cần về đoạn sách vừa đọc, hoặc cho nhận xét về người đọc. Có khi cha phụ trách cắt cớ hỏi một chú, đoạn sách hôm đó nói gì, hoặc nhân vật đó là ai ... Điều này khiến các chú phải để ý hơn bài đọc, chứ không thể cắm cúi ăn quên cả trời đất. Rồi cha xướng câu: "Ngợi khen Đức Chúa Giêsu và Đức Bà Maria" ...  Tất cả thưa: "Bây giờ và đời đời. Amen". Thế là cả nhà cơm òa lên tiếng cười nói. Đó là lúc các bàn đã ăn xong phải chồng gọn dĩa ăn mang xuống quày cuối nhà cơm để đội trực rửa chén chuyển xuống bếp.

Người đọc sách luôn có một phần cơm ăn riêng và tiếp tục ăn cho xong khi mọi người rời nhà cơm. Thich nhất là cha phụ trách mang phần cơm ăn không hết của mình cho người đọc sách, vì là phần cơm riêng có tiêu chuẩn cao hơn của các cha.

Không phải lúc nào cũng nghe đọc sách cả đâu. Có lúc cha cho nghe trích đoạn một bản nhạc giao hưởng hay. Có lúc mọi người được nghe một chương trình phát thanh do một lớp phụ trách. Việc này làm tôi nhớ mãi năm lớp 6B Vũng Tàu, lớp được phân công giới thiệu "Tiếng nói lớp 6B" trong một buổi cơm tối. Căn phòng của lớp nằm ngay bên cạnh nhà cơm cho nên lớp mình mới lập ra một ban phát thanh. Ban này có tui tham gia, mới soạn ra một kịch bản, phân công nhau, người đi mượn cha một cái máy phono chạy đĩa phát nhạc nền. Người thì lo viết bài, người lo đọc. Tui chẳng còn nhớ nội dung giờ phát tha nh này. Chỉ còn nhớ là đến giờ cơm tối hôm đó. Sau phần giới thiệu ngắn gọn của cha Đào giám đốc, từ bên phòng lớp, tụi tôi cầm micro, chẳng nhớ là ai, nhưng chắc chắn là một chú giả tiếng "écho" : Đầy ... đây ... là .. là .. tiếng nói ... lớp Phan ... phan ... xi ... xi .. cô.. cô  ... Xa xa xa viê viê .. 6B sáu bê ... bê ... ê .. bật nhạc lên (tiếng nhắc tuồng lọt vào micro .." khiến cả nhà cơm, các anh lớn có dịp cười no bụng. Hình như sau đó, các chú giới thiệu tên của các thành viên của lớp có gắn thêm "thổ ngữ" ... lại một phen làm cả nhà cười bò ra ...

Lúc hế giờ phát thanh ... Ban Phát thanh của chúng tôi còn đồng ca một đoạn nhặc ngắn ... rất quen thuộc: "đến đây chấm dứt chương trình của Ban Tùng Lâm". Cái câu hát này lại làm cả nhà cơm cười òa thích thú!
Chúng tôi kéo nhau qua nhà cơm với phần cơm đang chờ sẳng, nhưng phải chờ nghe cha Đào nhận xét. Còn nhớ rằng: cha khen hình thức phát thanh thì vui ... nhưng không sáng tạo lắm, vì cóp nhặt nhiều quá, nội dung thì chẳng có gì cả, chỉ làm trò đủa vui thôi! Lần sau, phải cố gắng có một thông điệp gì đó cho người nghe! Chúng tôi nhìn nhau, thông điệp gì đây ta?! Giớ thiệu tên lớp và các thành viên ... cũng là thông điệp rồi mà!!

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013