(Vài suy nghĩ trước ghi chép về lần gặp gỡ thứ ba)
Đối với tôi ,tuy mục đích của lần gặp mặt này không đạt được kết quả cụ thể gì, nhưng lại giúp tôi được biết rõ hơn về một người mà Giáo hội Công giáo bày tỏ lòng tôn kính đặc biệt với mong muốn con cái mình soi chiếu nơi người ấy làm mẫu mực cho đời sống chứng nhân đức tin của người theo Chúa. Ở mỗi thời có một cách làm chứng, không nhất thiết phải đổ máu.
Thời Thánh bổn mạng lớp của chúng ta sống là những năm của đầu thế kỷ 16, khi mà các nhà hàng hải nổi tiếng như Vasco de Gama, Cristoforo Colombo, Magellan .. là những người châu Âu đi tiên phong của phong trào phát triển địa lý, mở con đường mới đến Ấn Độ và Trung Quốc ở Châu Á, kể cả khi đi lầm hướng mà tìm ra là Châu Mỹ.
Mấy năm trước, mình đã gửi đến các thầy bộ phim "Theo dấu chân Phanxico Xavie" (To the footsteps of Francis Xavier) do Trung tâm Kuangchi của các cha Dòng Tên ở Đài Bắc thực hiện. Có thể nói theo ngôn ngữ của nhà báo Thomas Friedman, đó là thời kỳ đầu tiên của toàn cầu hóa. Những năm cuối thế kỷ 20 và đầu 21, là giai đoạn ba của toàn cầu hóa mà Friedman gọi là giai đoạn nhân loại chúng ta bước vào thế giới phẳng, tại thời điểm này ta thấy nổi lên một Phanxico Xavie khác ở Việt Nam. Người này cũng đi đây đi đó rất nhiều, nếu trước kia người của thế kỷ 16 di chuyển với tốc độ vài hải lý/giờ của thuyền buồm, thì nay là vận tốc ngàn kilômét / giờ của phản lực cơ ở cuối thế kỷ 20. Tuy nội dung rao giảng Tin Mừng vẫn như nhau, nhưng chiều kích đã khác nhau rất nhiều. Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận ngày nay đã có một duyên may (nói theo kiểu người trần gian) cực kỳ lớn, tưởng là phải gò bó trong một phạm vi địa lý nhỏ hẹp, thì tự dưng được đẩy ra ngoài, thâm nhập vào "thế giới phẳng", là được dịch chuyển liên tục, không bị một giới hạn nào ngăn chặn bước đi và sự hiện diện ở một thế giới trở nên thật nhỏ bé, sáng ở Roma - Vatican thì chiều lại đã có mặt ở Boston, bờ Đông của Mỹ quốc.
Thật ra, ngay lúc Phanxico Xavie Thuận chịu cảnh ngục tù cực kỳ giới hạn tưởng không thể nào hạn chế hơn, thì ngài cũng đã có cách vượt ra khỏi những cái giới hạn hữu hình đó rồi, bởi vì ngài đã dùng các phương tiên thông tin cổ điển nhất để truyền đi các suy niệm của mình về Hy Vọng của Tin Mừng rồi. Đó là các tác phẩm "Đường hy vọng", Đường Hy vọng dưới ánh sáng Lời Chúa và Công đồng Vatican II, "Người Lữ hành trên đường Hy vọng". Và cũng chính cách xử lý tự nhiên, thẳng thắn và trung thực đó, với các thông tin nhỏ nhoi mà ngài có được từ những người đến thăm mình lần cuối cùng ở trại giam, ngài đã tự mình làm chứng và được phóng thích ngay mà không một phút chần chừ.
Mấy năm trước, mình đã gửi đến các thầy bộ phim "Theo dấu chân Phanxico Xavie" (To the footsteps of Francis Xavier) do Trung tâm Kuangchi của các cha Dòng Tên ở Đài Bắc thực hiện. Có thể nói theo ngôn ngữ của nhà báo Thomas Friedman, đó là thời kỳ đầu tiên của toàn cầu hóa. Những năm cuối thế kỷ 20 và đầu 21, là giai đoạn ba của toàn cầu hóa mà Friedman gọi là giai đoạn nhân loại chúng ta bước vào thế giới phẳng, tại thời điểm này ta thấy nổi lên một Phanxico Xavie khác ở Việt Nam. Người này cũng đi đây đi đó rất nhiều, nếu trước kia người của thế kỷ 16 di chuyển với tốc độ vài hải lý/giờ của thuyền buồm, thì nay là vận tốc ngàn kilômét / giờ của phản lực cơ ở cuối thế kỷ 20. Tuy nội dung rao giảng Tin Mừng vẫn như nhau, nhưng chiều kích đã khác nhau rất nhiều. Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận ngày nay đã có một duyên may (nói theo kiểu người trần gian) cực kỳ lớn, tưởng là phải gò bó trong một phạm vi địa lý nhỏ hẹp, thì tự dưng được đẩy ra ngoài, thâm nhập vào "thế giới phẳng", là được dịch chuyển liên tục, không bị một giới hạn nào ngăn chặn bước đi và sự hiện diện ở một thế giới trở nên thật nhỏ bé, sáng ở Roma - Vatican thì chiều lại đã có mặt ở Boston, bờ Đông của Mỹ quốc.
Thật ra, ngay lúc Phanxico Xavie Thuận chịu cảnh ngục tù cực kỳ giới hạn tưởng không thể nào hạn chế hơn, thì ngài cũng đã có cách vượt ra khỏi những cái giới hạn hữu hình đó rồi, bởi vì ngài đã dùng các phương tiên thông tin cổ điển nhất để truyền đi các suy niệm của mình về Hy Vọng của Tin Mừng rồi. Đó là các tác phẩm "Đường hy vọng", Đường Hy vọng dưới ánh sáng Lời Chúa và Công đồng Vatican II, "Người Lữ hành trên đường Hy vọng". Và cũng chính cách xử lý tự nhiên, thẳng thắn và trung thực đó, với các thông tin nhỏ nhoi mà ngài có được từ những người đến thăm mình lần cuối cùng ở trại giam, ngài đã tự mình làm chứng và được phóng thích ngay mà không một phút chần chừ.
Cho nên, mấy ngày nay, tối cố khâu nối, tìm cách gắn kết cái ý nghĩa của lần kỷ niệm 50 năm của lớp chúng ta với những ai không hẹn trước nhưng đã xuất hiện trên vệt thời gian 100 ngày này. Để không phải chỉ là cuộc gặp gỡ chè chén đình đám rồi hết. Nhưng hôm nay, thật ra là từ hôm tôi nhắc đến ngày sinh của Phanxico Xavie Nguyễn Hữu Hòa qua đời tại Roma, kế đến từ một email forwarded của thầy Ánh về nhóm truyền giáo Phanxico Xavie ở Westminster giới thiệu cuộc đời cha Gioan Lee người Đại Hàn chăm lo anh em nghèo khó bệnh tật ở Nam Sudan, rồi đến ngày giỗ 16/9 của cố Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận đã trải qua 13 năm ngục tù, nhờ đó chúng ta nghiệm ra được một chân lý rằng những vị này đã mang trong người sứ mệnh là xóa bỏ và thay thế các khái niệm cũ kỹ của "địa chính trị" hay "địa kinh tê" mà người ta đang đấu tranh để tự giam mình trong lợi ích bản thân cho đến lợi ích bè nhóm dưới danh nghĩa chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. Đức Giêsu của chúng ta đã "vượt biên" từ mấy ngàn năm trước rồi ("Nước Thiên Chúa ở trong các ông" - Luca 17:21) ("Nước của tôi không thuộc về chốn này" - Yoan 18:36). Khái niệm "địa chính trị" của người đi chinh phục (người La Mã) và các lãnh đạo Do Thái khác hẳn với khái niệm "thế giới phẳng" của Đức Giêsu. Các thánh tử đạo cũng đã tuyên xưng lòng tin về một thế giới như thế. Thánh Phanxicô Xaviê cũng đã cố vượt biên bằng thuyền buồm để xóa bỏ các biên giới quốc gia. Vậy có phải đề tài CHỨNG NHÂN HY VỌNG (Testimony of Hope) được Hồng Y Thuận làm đề tài suy niệm cho những ngày tĩnh tâm của Giáo triều La Mã vào mùa chay hồi năm 2000, vào đầu thế kỷ 21 này, là một trong những nhân tố tích cực và cần thiết cho thế giới phẳng của chúng ta đang sống không? Hôm nay, tôi tin là có và đúng như thế thật. Bởi vì trong thế giới phẳng, loài người trước tiên chỉ có thể tồn tại bằng HY VỌNG. Nếu không người ta sẽ bị mê hoặc và bị cuốn hút vào cái thế giới ảo như bị cuộn vào trận lốc xoáy của vòi rồng (tornado) hoặc vùi dập tan tác bởi cơn sóng thần (tsunami).
Để hiểu khái niêm mới của HY VỌNG mà Hồng y Thuận diễn tả trong vai trò người làm chứng, chúng ta phải chịu khó đọc những gì ngài đã viết, hoặc nghe băng đĩa, hoặc tìm thông tin trên mạng ... Hồng Y Thuận chắc hẳn đã nghĩ đến rất nhiều về hai chữ Hy Vọng, rồi quyết định lấy khẩu hiệu cho Tòa Giám mục của mình: "Vui mừng và Hy vọng" - cặp đôi hoàn hảo! Xem người ấy Vui thì biết trong người ấy có Hy vọng. Người có Hy vọng là người sống Vui vẻ, hạnh phúc. Cho đến khi chết, Hồng Y PX Thuận đã sống trọn vẹn khẩu hiệu đó. Đây chính là lý do, mà tôi xin thử đề nghị các thầy + cha trong lớp Phanxico Xavie-63 hãy chọn cho lớp và cho mình một khẩu hiệu, vì đã 50 năm chúng ta chưa có (có thể đã có người nào đó trong lớp đã có - vậy có thể chia sẻ vào dịp này được không?) để năm tháng còn lại của đời người (hình như chỉ còn vài ba năm nữa thôi, nhiều lắm là mười, tối đa là hai mươi năm) chúng ta có thể đeo đuổi như Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận, như Gioan Lee Tae-suk. Tôi mong được lắng nghe.
Còn câu chuyện gặp gỡ lần thứ ba được kể ra đây sẽ đơn thuần mang ý nghĩa trong giới hạn của không gian và thời gian. Dài dòng một chút là để muốn nói rằng việc kể lại không phải là để "mua vui một vài trống canh".
Còn câu chuyện gặp gỡ lần thứ ba được kể ra đây sẽ đơn thuần mang ý nghĩa trong giới hạn của không gian và thời gian. Dài dòng một chút là để muốn nói rằng việc kể lại không phải là để "mua vui một vài trống canh".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét